Thi công phòng cháy chữa cháy

Thi công phòng cháy chữa cháy

Tin tức, Tư vấn
283 Lượt xem

Công Ty TNHH Cơ Điện Và PCCC Trường Thịnh  là công ty thiết kế thi công PCCC chuyên nghiệp với dày dặn kinh nghiệm, đã triển khai thành công cả trăm dự án lớn nhỏ trên toàn quốc. Năng lực, sự nhiệt tình, trách nhiệm cùng cam kết đầy đủ về chất lượng, tiến độ, vấn đề pháp lý là cách để chúng tôi khẳng định mình, cũng như làm hài lòng mọi chủ đầu tư.

1. Thi công PCCC là gì?

Thi công PCCC là lên phương án và triển khai lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy cho một công trình cụ thể. Về cách thi công phòng cháy chữa cháy thì còn tuỳ thuộc vào từng hệ thống phòng cháy và chữa cháy cụ thể mà được triển khai khác nhau.

Tuy nhiên đặc điểm chung khi thi công PCCC cho tất cả các hệ thống là luôn phải có bản vẽ thiết kế chi tiết. Trong bản vẽ thiết kế thi công PCCC sẽ bao gồm:

  • Yêu cầu kỹ thuật cho từng hạng mục, từng hệ thống trong công trình.
  • Kế hoạch triển khai: Các loại thiết bị, kỹ thuật lắp đặt, công tác thi công thực tế, kiểm tra, nghiệm thu, xử lý sự cố.

Thường thì bạn nên chọn nhà thầu thi công phòng cháy chữa cháy trọn gói. Nghĩa là đơn vị thi công phòng cháy chữa cháy sẽ đảm nhận cả phần thiết kế lẫn thi công PCCC, thậm chí cả nghiệm thu PCCC. Lý do chi tiết cho vấn đề này sẽ được chúng tôi lý giải ở các phần tiếp theo.

2. Tầm quan trọng của việc thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

Nếu ví bản vẽ thiết kế PCCC là phần lý thuyết thì thi công PCCC chính là bài thực hành vô cùng quan trọng. Với loại hệ thống có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn về tính mạng, tài sản cho các công trình thì việc thi công PCCC lại càng có yêu cầu cao, cần được chú trọng hơn thế.

Tầm quan trọng của việc thi công lắp đặt phòng cháy chữa cháy chính là:

  • Đảm bảo cho việc lắp đặt thiết bị PCCC đúng vị trí, đúng kỹ thuật, vận hành ổn định và chính xác khi có sự cố xảy ra.
  • Thi công PCCC đúng tiêu chuẩn, phù hợp với công trình là cách thức làm hạn chế tối đa thiệt hại về người và của cho các công trình.
  • Thiết kế thi công phòng cháy chữa cháy chuẩn làm tăng độ bền, thời gian sử dụng, thuận tiện cho việc bảo trì, bảo dưỡng hay sửa chữa khi cần.
  • Tất cả các công trình phải đạt đủ điều kiện thi công PCCC, có chứng chỉ nghiệm thu thì mới được phép đi vào hoạt động.

Với những vai trò đặc biệt quan trọng như vậy thì hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp cần chọn đơn vị có năng lực thi công PCCC, chứng chỉ thi công phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình của mình.

3. Quy định về thi công phòng cháy chữa cháy

Thi công PCCC là dịch vụ mà không phải bất cứ một đơn vị nào cũng có thể cung cấp hay đảm nhận. Bên cạnh chứng chỉ, năng lực thi công phòng cháy chữa cháy, giấy phép thi công PCCC thì đơn vị đó cần đảm bảo công trình đáp ứng theo đúng các quy định về thi công PCCC dưới đây:

  • TCVN7336 -2020: Tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy chữa cháy
  • TCVN5738 – 2021: Tiêu chuẩn về hệ thống báo cháy tự động – yêu cầu kỹ thuật
  • QCVN 06:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
  • TCVN 3890:2021: Tiêu chuẩn về Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng
  • TCVN 6379-1998: Tiêu chuẩn về Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật

Tất cả các công trình sau khi thi công PCCC thì đều phải được nghiệm thu từ cơ quan chức năng có thẩm quyền mới được cấp phép hoạt động. Công trình đã thi công PCCC nhưng chưa được nghiệm thu, kiểm định mà đi vào hoạt động khi bị phát hiện sẽ phải chịu phạt rất nặng.

4. Quy trình thi công hệ thống PCCC

Do có nhiều hệ thống khác nhau, nhu cầu lắp đặt ở từng công trình cũng không giống nhau nên quy trình thi công PCCC ở từng dự án cũng có nhiều thay đổi. Nhưng ở đây, bằng kinh nghiệm thi công PCCC lâu năm, VQTECH xin được tổng kết về quy trình chuẩn với các bước không thể thiếu khi lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy như sau:

Bước 1: Khảo sát công trình

Không ít đơn vị thi công PCCC bỏ qua bước này và đó quả thật là một thiết sót vô cùng lớn. Dù đã có bản vẽ thiết kế thì vẫn cần đến thực tế công trình để khảo sát, tính toán về các bố trí thiết bị, hệ số an toàn đã ổn hay chưa. Thường thì sau khi thiết kế xong, đội thi công cần đến trực tiếp để kiểm tra, chốt phương án thực hiện cho phù hợp.

Bước 2: Lên bản vẽ và nghiệm thu thiết kế PCCC

Sau khi đã khảo sát kỹ về công trình, đội thi công PCCC có thể đóng góp ý kiến, chỉnh sửa lại bản vẽ cho phù hợp, sát với thực tế. Bản vẽ trước khi thi công phải được cơ quan Nhà nước thẩm duyệt, chứng nhận thì mới có thể tiến hành thi công, lắp đặt hoàn chỉnh.

Bước 3: Chọn nhà thầu thi công hệ thống PCCC

Ở phần này thì chủ đầu tư có 2 phương án lựa chọn khác nhau:

  • Thuê đội thiết kế riêng và đội thi công phòng cháy chữa cháy riêng biệt rồi phối hợp với nhau để hoàn thành. Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể đánh giá năng lực của từng bộ phận, lựa chọn theo ý muốn. Nhưng một nhược điểm nhỏ là nếu có sự cố xảy ra rất dễ dẫn đến tình trạng các bền đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
  • Chọn nhà thầu thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy trọn gói, bao gồm cả tư vấn thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình. Dịch vụ trọn gói thì giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức lựa chọn, quản lý, đơn vị duy nhất thực hiện cũng sẽ có trách nhiệm cao hơn với công việc, không thể đùn đẩy cho ai. Nhưng dĩ nhiên nếu chọn sai công ty hệ thống phòng cháy chữa cháy thì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.

Chính vì thế hãy thật sáng suốt để “chọn mặt gửi vàng”, giao công trình cho đơn vị có năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, trách nhiệm cao nhất bạn nhé!

Bước 4: Chuẩn bị vật tư thi công PCCC

Trước khi bước vào thi công, lựa chọn thiết bị, vật tư chất lượng sẽ góp phần tạo nên một công trình hoàn hảo. Bên cạnh chất lượng thì yếu tố phù hợp giữa các loại thiết bị, vật tư với nhau là vô cùng cần thiết. Đồng thời còn phải phù hợp với cả các hệ thống khác trong công trình để tránh tạo ra xung đột, giảm chất lượng hoạt động của hệ thống.

Bước 5: Tiến hành lắp đặt hệ thống hoàn chỉnh

Công ty thi công thiết bị PCCC tiến hành lắp đặt hệ thống theo đúng bản vẽ đã đề ra. Như đã nói ở trên, chọn được đơn vị uy tín, nhân công lắp đặt PCCC sẽ giúp các chủ đầu tư nhàn và an tâm hơn rất nhiều ở bước này.

Bước 6: Nghiệm thu, vận hành thử hệ thống

Sau khi hệ thống đã hoàn thiện, chính đơn vị lắp đặt nên tiến hành kiểm tra thi công PCCC bằng cách cho vận hành thử hệ thống. Bước cuối này sẽ giúp đơn vị thi công kiểm tra thật kỹ càng, hoàn thiện lại mọi vấn đề trước khi để khách hàng nghiệm thu PCCC.

Bước 7: Thẩm duyệt PCCC

Đối với việc thi công PCCC, không phải chủ đầu tư cảm thấy hệ thống hoạt động tốt là được. Mà các công trình sẽ cần phải được thẩm duyệt PCCC, kiểm định về chất lượng theo đúng tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước mới chính thức được cấp phép đủ điều kiện hoạt động.

Bài viết liên quan