Bình chữa cháy được phân loại theo dạng hợp chất và phù hợp cho từng loại đám cháy khác nhau. Nhiều thương hiệu bình được bán tại thị trường Việt Nam. Chính vì xậy, việc chọn mua bình chữa cháy đúng và phù hợp giúp bạn sử dụng tốt công năng, tiết kiệm chi phí, thời gian và đảm bảo an toàn cho chính bạn, gia đình, doanh nghiệp.
1. Về bình chữa cháy
Bình chữa cháy là một thiết bị dùng để phòng cháy chữa cháy, được dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ, kiểm soát ngọn lửa trong khoảng thời gian tương đối để gọi đội cứu hỏa. Sản phẩm này không thể sử dụng để dập tắt đám cháy lớn, tính chất nghiêm trọng, chẳng hạn những vụ cháy có ngọn lửa cao đến trần nhà, nguy hiểm, không có lối thoát hiểm, nhiều khói ngạt, phát nổ,…
Một bình chữa cháy thông thường sẽ có một bình cầm tay, thiết kế hình trụ tròn đi kèm van áp suất. Bên trong có thể chứa bột, khí CO2,.. những chất có tác dụng dập tắt được ngọn lửa mà không hề gây nguy hiểm cho người sử dụng.
2. Cách lựa chọn bình chữa cháy phù hợp nhất
Để có thể lựa chọn cho mình bình chữa cháy sao cho đúng cách và phù hợp nhất, những người tiêu dùng thông thái cần phải xác định rõ tính chất ra sao? mức độ của đám cháy như thế nào? vị trí ở đâu? các mối nguy hiểm có thể có để đối phó, bố trí và lựa chọn bình chữa cháy có giới hạn sử dụng ổn định nhất.
2.1 Dựa vào các mối nguy hiểm
Việc xác định mối nguy hiểm của đám cháy là vô cùng quan trọng, từ đó chúng ta có thể chọn ra loại bình chữa cháy có công suất, tính chất sao cho phù hợp để làm giảm mức độ nghiêm trọng, bảo vệ sự an toàn của con người.
Căn cứ vào mối nguy hại của đám cháy để lựa chọn loại bình phù hợp
✓ Đối với khu vực có mối nguy hiểm loại A (cháy chất rắn) thì bình chữa cháy lựa chọn phải có công suất loại A thích hợp, trang bị ngay tại các vị trí đó
✓ Bình chữa cháy được trang bị tại khu vực có mối nguy hiểm loại B (cháy chất lỏng) , phải lựa chọn các loại bình chữa cháy có công suất loại B phù hợp.
✓ Xem xét mối nguy hiểm loại C (cháy chất khí) ra sao, như thế nào, nhận thấy nguyên nhân gây ra vụ cháy là do khí đốt nên bình chữa cháy bằng bột là sự lựa chọn số 1 trong trường hợp này.
✓ Mối nguy hiểm lọa D và E nói chung được gây ra do sự cháy nổ các thiết bị, dụng cụ, dây điện nên nhận thấy dấu hiệu của vấn đề này, cần phải chọn loại bình chữa cháy sao cho thích hợp cho việc chữa cháy kim loại (do thành phần chính của dây điện là đồng, vonfram), đó là bình chữa cháy bột, bình chữa cháy CO2.
✓ Đối với các đám cháy do nổ điện, để mà lựa chọn giữa bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2 thì tối ưu nhất vẫn nên lựa chọn bình chữa cháy bột bởi bình chữa cháy CO2 sử dụng vòi phun bằng kim loại nên không hề an toàn với người dùng. Kim loại có thể dẫn điện và bắt cháy sang người vô cùng nguy hiểm.
✓ Đối với các đám cháy mà lửa bắt sang các thiết bị điện tử như máy tính, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa,… thì hạn chế sử dụng bình chữa cháy bột bởi chất chữa cháy trong loại bình này có thể gây hỏng hóc, hư hại nghiêm trọng chúng.
2.2 Dựa vào địa điểm xảy ra vụ cháy
✓ Nếu đám cháy xảy ra trong phòng kín, nhà kín, vẫn còn có người bị mắc kẹt trong đó thì tuyệt đối không được chọn bình chữa cháy CO2 bởi có thể gây ngạt, át đi lượng O2 ít ỏi trong đó suy trì hô hấp con người, nguy hiểm tới tính mạng người dùng.
✓ Nếu ở ngoài trời, hay trong những không gian rộng hơn, thoáng khí thì nên cân nhắc những mối nguy hiểm, tính chất, nguyên nhân cháy là do đâu để có thể lựa chọn bình chữa cháy bột hoặc bình chữa cháy CO2 sao cho phù hợp nhất
3. Cách chọn mua bình chữa cháy chính hãng
✓ Yêu cầu có giấy tờ CO-CQ nguồn gốc xuất xứ hoặc chứng chỉ xuất xưởng.
✓ Yêu cầu tem kiểm định và giấy kiểm định theo lô do cơ quan PCCC cấp cho lô hàng.
✓ Kiểm tra trọng lượng bình có đúng quy cách trên tem dán ngoài không.
✓ Kiểm tra bình còn mới không có dấu vết hàn lại hay sơn lại.
✓ Lựa chọn mua ở những công ty có uy tín lâu năm trong ngành.
4. Những lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy
✓ Cần đặt bình chữa cháy ở những nơi dễ nhìn, khô ráo, thoáng mát, không ẩm ướt. Nên đi bảo dưỡng bình định kỳ 1 năm/lần để đảm bảo sản phẩm có còn đang hoạt động tốt hay không. Nếu bạn đang sử dụng bình chữa cháy CO2 thì có thể hoàn toàn tự kiểm tra tại nhà bằng cách sử dụng cân. Trong trường hợp khi cân thấy khối lượng của bình mất đi khoảng 20% thì cần phải mang bình chữa cháy đi kiểm tra và thay thế ngay lập tức.
Nên lưu ý tới đồng hồ áp suất trên thân bình chữa cháy
Còn đối với bình chữa cháy bột thì nên thường xuyên quan tâm chú ý tới đồng hồ chạy gắn trên bình. Nếu kim chỉ vạch đỏ tức là áp lực trong bình sẽ giảm đi, phải kiểm tra hoặc thay thế ngay. Nếu vẫn còn ở vạch xanh như sử dụng bình thường tức là sản phẩm không gặp vấn đề gì, vẫn còn sử dụng tốt. Còn nếu kim chỉ vào vạch vàng báo hiệu nơi đặt bình đang có nhiệt độ cao hơn thông thường làm tăng áp suất. Phải di chuyển ngay vào khu vực thoáng mát hoặc để trong hộp bảo vệ nhằm đưa kim đồng hồ về vạch xanh như thường.
✓ Nên lựa chọn bình chữa cháy có trọng lượng vừa sức để tất cả mọi người đề có thể dễ dàng nhấc lên, mang vác và sử dụng, không gặp khó khăn hay mất thời gian trong những trường hợp khẩn cấp.
✓ Đối với loại bình chữa cháy CO2, người dùng tuyệt đối không được cầm bình và xịt trực tiếp lên người khác hoặc cầm vào loa bình bởi khí CO2 trong bình chứa rất lạnh, không may tiếp xúc sẽ có nguy cơ cao bị bỏng lạnh cực kỳ nguy hiểm.
Sử dụng bình chữa cháy hợp lý, hiệu quả và đúng cách
✓ Lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng trường hợp, thời điểm và hoàn cảnh theo như những điều kiện nêu ra tại phần trên. Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra.
✓ Tuyệt đối không sử dụng bình chữa cháy CO2 để dập tắt đám cháy do kim loại kiềm, kiềm thổ (thuốc nổ đen, nhôm,…) bởi CO2 đi vào đám cháy sẽ kích thích lửa làm cháy to hơn, tình trạng sẽ tệ hơn.
✓ Các hộ gia đình nên sắm cho mình một sản phẩm bình chữa cháy mini (loại nhỏ 3-4 kg) để đề phòng, bảo vệ căn hộ của mình.
✓ Và cuối cùng, phải giữu tinh thần bình tĩnh, không hốt hoảng, nôn nóng để bảo vệ sự an toàn của bản thân mình.
Sau đây, PCCC An Bình gửi đến bạn chi tiết thông tin của cặp đôi bình chữa cháy thông dụng nhất trong nhiều loại bình chữa cháy hiện có trên thị trường.